Home » » Khởi nghiệp bao nhiêu vốn là đủ

Khởi nghiệp bao nhiêu vốn là đủ

Khởi nghiệp cần bao nhiêu vốn là câu hỏi rất nhiều bạn trẻ quan tâm và để trả lời chính xác cho câu hỏi này không hề dễ dàng.


Tuy nhiên, việc cần bao nhiêu vốn cũng còn phụ thuộc vào nhiều loại hình kinh doanh cụ thể với sản phẩm, dịch vụ và thị trường khách hàng mục tiêu. Hôm nay chúng ta cùng xem vậy có thể khởi nghiệp với số tiền dưới 10.000.000đ không?
Câu trả lời sẽ có khi các bạn đọc hết bài viết này, OneSERP chia sẻ bài viết dưới dạng phổ quát nhưng có chi tiết để các bạn có thể nắm được thông tin và quyết định khởi nghiệp hay không và cần bao nhiêu vốn là do bạn quyết định.
Trước tiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng phạm vi bài viết khởi nghiệp này dành cho những người có chuyên môn khá trở lên ở một lĩnh vực cụ thể mà có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc có năng khiếu tiếp thị/bán hàng tốt với chi phí đầu tư thấp. Đồng thời, chúng ta cũng chỉ bàn trong trường hơp bạn khởi nghiệp một mình nhé!
1. Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ
Rõ ràng với chi phí vốn không quá một chiếc điện thoại thông minh cao cấp, bạn phải cân nhắc việc bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ gì cho thị trường? Hãy phân tích điểm mạnh và yếu của mình để có thể ra quyết định đúng đắn thay vì chỉ nghĩ tới việc thị trường chưa có hay người khác làm thành công mình cũng có thể làm.
Nếu bạn giỏi về tiếp thị và marketing, có thể lựa chọn các sản phẩm của những nhà sản xuất/phân phối có chính sách chiết khấu đại lý hợp lý. Nhập một lượng hàng nhất định để bắt đầu kinh doanh.
Nếu bạn giỏi về máy tính và văn bản, có năng khiếu và góc nhìn thị trường tốt cũng có thể cung cấp các dịch vụ truyền thông trực tuyến, việc này đòi hỏi bạn cần có chuyên môn sâu và có thể thực hiện công việc độc lập khi mới khởi nghiệp.
2. Văn phòng làm việc và các thiết bị hỗ trợ
Một mình nếu thuê cả văn phòng thật là lãng phí và có lẽ chiếm ngân sách vốn rất lớn rồi. Thời đại công nghệ và internet, mọi người ít gặp gỡ, do đó thương tương tác qua các công cụ trực tuyến để giao tiếp và mua hàng. Chỉ cần sở hữu một chiếc laptop hay PC là bạn đã có thể bắt đầu công việc, laptop sẽ tiện lợi hơn khi cần di chuyển bạn nhé!
Nếu phải gặp gỡ khách hàng trực tiếp nhiều ở văn phòng, giải pháp văn phòng ảo lừa lựa chọn thông minh, vừa có đẩy đủ trang thiết bị làm việc, chi phí hợp lý, trả theo tháng là được. Nếu có mối quan hệ, có thể nhờ bạn bè hoặc người thân đang làm doanh nghiệp cho chúng một chỗ ngồi (nhờ ngắn hạn hoặc trả phí ưu đãi) cũng là giải  pháp tốt. Ngoài ra, ở TP HCM xu hướng làm việc ở quán cà phê rất phổ biến cũng có thể giúp bạn gặp gỡ khách tại đó.
Bạn cũng có thể làm việc ngay tại nhà/phòng trọ nếu bạn kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ qua internet là chính, khi đó văn phòng/cửa hàng không phải yếu tố quan trọng nữa. Máy in và các loại máy văn phòng khác bạn cũng không nên mua vì có thể sử dụng dịch vụ công cộng chi phí có hơi cao nhưng bạn nên nhớ là đang tận dụng tối đa internet, do đó những thứ này hiện nay không sử dụng nhiều nữa.

Khởi nghiệp cũng có nhiều lựa chọn, bạn có thể bắt đầu chưa cần tới 10.000.00đ. Ảnh minh họa
3. Phổ biến thương hiệu & tiếp cận khách hàng mục tiêu
Thời đại của công nghệ và internet, thật lãng phí nếu bạn không tập trung vào đây, dù là cung cấp dịch vụ hay bán hàng sản phẩm cụ thể.
Việc đầu tiên cần làm đó là phải có một thương hiệu, có thể là công ty (nếu quan trọng) hay chỉ là một trang web có thương hiệu riêng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ trên internet.
Kinh doanh nhỏ và mới khởi nghiệp bạn không cần đầu tư một trang web cao cấp, nhiều tính năng, server riêng bởi lúc này bạn chưa có nhiều khách hàng và đôi lúc tính năng web chưa chắc đã sử dụng hết. Chi phí thiết kế web thường cũng sẽ cao nếu thuê riêng, chưa bao gồm chi phí tên miền vả cả lưu trữ web.
Hiện nay các ứng dụng tạo website nhanh và dễ mà không cần chi phí server/hosting như Weebly, Wix, Yola ... ở toàn cầu hay các thương hiệu trong nước có cho phép dùng dịch vụ gói MIỄN PHÍ. Chỉ cần thạo văn bản và khả năng viết lách, xử lý hình ảnh ở mức đơn giản là bạn có thể tự xây dựng cho mình một trang web không đến nỗi tệ.
Nếu muốn sử dụng phiên bản đầy đủ hơn, chi phí cũng không quá cao, chỉ từ 500.000đ đến khoảng 3.000.000đ/năm, tùy gói dịch vụ và nhà cung cấp bạn chọn của trong nước và nước ngoài. Hãy thật cân nhắc, nếu có thể cắt bỏ được khoản này bạn sẽ có vốn cho khoản khác quan trọng hơn.
Khi đã có website, hãy thật chăm chút cho nó, thật sinh động với thông tin rõ ràng (tráng copy nội dung), hãy thể hiện đó là chương trình bán hàng của riêng bạn, dịch vụ của riêng bạn cung cấp. Sử dụng mạng xã hội như Facebook hay Google Plus là kênh hữu hiệu giúp bạn kết nối với khách hàng và phổ biến sản phẩm/dịch vụ từ trang web dễ dàng.

Việc này đỏi hỏi làm thật nhiều và nhanh, chỉ có khi đó bạn sẽ có nguồn khách thụ động, nhưng có thể sẽ ổn định và đều đặn khi bạn phát huy kỹ năng này của mình.
Bạn thấy đấy, bạn đã tiết kiệm được 2 khoản đầu tư lớn khi khởi nghiệp rồi nhé!
4. Xây dựng giá bán và bán hàng
Giá bán không thể rẻ hơn nếu bạn không muốn biên lợi nhuận không tăng được khi bạn có thể mở rộng quy mô hay nhân sự sau này. Thay vào đó bạn có thể có các chương trình khuyến mãi như tặng kèm hoặc chương trình giảm giá đặc biệt theo khoảng thời gian cụ thể. Chỉ như vậy khách hàng vẫn tin tưởng vào sản phẩm của bạn cũng như giá bạn ổn định và có thể ngang bằng với thị trường chung.
Hạ giá bán có thể gây tác động nghi ngại tới khách hàng tiềm năng vì họ sẽ so sánh với các đơn vị khác, rất ít người tin rằng một sản phẩm ít tiền hơn có giá trị ngang hoặc cao hơn các sản phẩm có giá bán cao hơn.
Bán hàng bằng cách nào? Câu hỏi này luôn là một thách thức với tất cả chúng ta, nhưng đã khởi nghiệp và một mình thì chỉ có bạn là người bán hàng duy nhất.

Tận dụng mối quan hệ để có thể giúp nhiều người biết tới sản phẩm/dịch vụ của mình luôn là lựa chọn quan trọng. Tuy nhiên, hãy tránh việc tận dụng để bán được hàng vì ủng hộ mà sản phẩm cần có giá trị sử dụng phù hợp cho người mua. Chỉ có như vậy khách hàng mới trải nghiemj được sản phẩm, nếu chưa tốt họ sẽ góp ý, nếu phù hợp thì chắc chắn bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng mới - vì chính họ thấy tốt và chia sẻ.
Sử dụng website làm kênh bán hàng thụ động, như đã khẳng định ở trên cần xây dựng nội dung phù hợp, mang tính riêng biệt, càng chi tiết về sản phẩm/dịch vụ bao gồm cả quy trình, giá bán, bảo hành, đổi trả, nghiệm thu .... thì càng tốt. Chính những chi tiết đó giúp khách hàng truy cập website hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ của bạn, tránh phải tương tác nhiều lần và không hẳn khách hàng nào đủ thời gian để gọi điện cho bạn hay gặp gỡ đâu.
Tuy nhiên, có thể lúc này bạn sẽ lo lắng mất bí quyết bán hàng hay thế mạnh của mình khi đã miêu tả chi tiết ở trên website? Ồ, rõ ràng lo lắng là cần thiết nhưng trừ khi sản phẩm của bạn mang tính sáng tạo cao, sở hữu bí quyết công nghệ nào đó. Còn nếu chỉ là sản phẩm thông thường thì cũng như nhiều nơi khác, còn cung cấp dịch vụ thì luôn có tính riêng ở từng doanh nghiệp.
4. Giao hàng và thực hiện dịch vụ
Mới mở chắc chắn đơn hàng chưa nhiều, hãy tự đi giao hàng nếu bạn bán sản phẩm và tự triển khai dịch vụ nếu bạn cung cấp dịch vụ. Nếu có khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ hơn bạn có thể mời các cá nhân/tổ chức khác cùng tham gia triển khai, nhưng cốt lõi bạn sẽ vẫn là chính nhé!
Như đã viết ở phần đầu, bài viết chia sẻ khởi nghiệp của một cá nhân và số vốn không nhiều, do vậy bạn cần thật sự chắt chiu từng khoảng thời gian và số vốn có trong tay, hãy làm độc lập và làm hết mình, chỉ khi số lượng đơn hàng/khách hàng nhiều hơn ổn định bạn hãy nghĩ tới việc thuê thêm nhân sự, văn phòng và các khoản đầu tư khác.
5. Chăm sóc khách hàng & hoạt động khuyến mãi
Khách hàng mua hàng không có nghĩa là họ không mua nữa hay giới thiệu người khác cho bạn. Hãy gọi điện hỏi ý kiến khách hàng về sản phẩm và đánh giá dịch vụ bạn cung cấp. Hành động này không chỉ thể hiện bạn thực sự quan tâm tới khách hàng mà bạn có thể biến khách hàng thành người bạn thực sự cũng như những góp ý giúp bạn hoàn thiện hơn về sản phẩm/dịch vụ.
Tặng thẻ khuyến mãi hay mã khuyến mãi khi mua hàng lần tiếp theo ở các cấp độ tăng dần tích lũy cũng là cách bạn biến khách hàng thành người bán hàng/giới thiệu khách mới cho bạn nếu họ đã ưng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Hãy làm thật tốt với khao khát giúp khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm của bạn!
6. Hỗ trợ khách hàng 24/7
Thật khó mà làm tốt với cường độ như vậy! Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của bạn, khách hàng thường không rảnh vào giờ hành chính thông thường, do vậy khi họ cần bạn phải đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ sử dụng/bảo hành/báo cáo về sản phẩm/dịch vụ họ đang sử dụng.
Có thể là 10 giờ đêm khách hàng hỏi cách sử dụng sản phẩm mặt lạ làm sáng da hay có khi 6 giờ sáng khách gọi điện thay cho một tin bài/banner để kịp quảng bá vào đầu giờ sáng.
Chưa có nhiều khách khách, công việc không tốn quá nhiều thời gian, đây là cách bạn hỗ trợ khách hàng tốt nhất để họ có thể sử dụng ngay tức thì thay vì phải đợi như đi lầm thủ thục hành chính ... vào giờ hành chính mà chính họ đã chán ngắt!
Trên đây là những chia sẻ từ OneSERP dành cho những bạn muốn khởi nghiệp với số vốn nhỏ mà có thể bắt đầu làm một mình. Có lẽ hơn buồn tẻ hay có lúc áp lực, nhưng bạn nên nhớ rằng chính điều đó giúp bạn trưởng thành, thấu hiểu và khi mở rộng bạn sẽ ít rủi ro hơn.
Bài viết không đề cập chi tiết chi phí của bạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể thấy rằng số vốn chắc chắn sẽ không quá 10 triệu đồng. Nó có thể sẽ có giá trị bao nhiêu tiền trong tương lai là do bạn, tự bạn quyết định và tự bạn hành động. Không ai làm thay bạn được!
Hãy khởi nghiệm bởi năng lực của bạn, đam mê của bạn và tương lại của bạn - và nhiều người khác - thay vì những đồng tiền trước mắt. Có thể thất bại nhưng bạn vẫn còn cơ hội làm lại, chúc bạn vững tin và thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét